Tin tức - Kiến Thức

Sử dụng đèn pha năng lượng mặt trời đúng cách

Danh mục

1. Đặc điểm và cấu tạo của đèn pha năng lượng mặt trời

1. Cấu tạo

Cấu tạo đèn pha led năng lượng mặt trời

Cấu tạo đèn pha led năng lượng mặt trời

Như chúng ta đã biết thì đèn pha năng lượng mặt trời là loại đèn chuyên dùng để chiếu sáng ở những khu vực rộng và xa như công viên, sân vận động, bãi đỗ xe hay ở các đấu trường… Đèn pha năng lượng chiếu sáng ngoài trời cũng có cấu tạo giống như những loại đèn năng lượng mặt trời khác. Gồm có 4 bộ phận chính là tấm pin năng lượng mặt trời, pin sạc, bộ điều khiển và bóng đèn LED.

Trong đó thì tấm pin năng lượng mặt trời là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu của đèn pha năng lượng. Với chức năng là thu năng lượng từ ánh sáng mặt trời và sau đó sẽ chuyển hóa thành điện năng giúp đèn pha chiếu sáng. Pin sạc là nguồn dự trữ điện của đèn. Lưu trữ điện năng đã được chuyển hóa từ ánh sáng mặt trời ở ban ngày. Rồi cung cấp điện để đèn chiếu sáng vào ban đêm.

Bộ điều khiển có chức năng đảm bảo nguồn năng lượng nạp vào pin sạc không bị quá tải giúp phòng ngừa cháy nổ. Và cuối cùng bóng đèn LED với khả năng chiếu sáng rộng, xa và có tuổi thọ cao. Đảm bảo có thể chiếu sáng liên tục trong thời gian dài mà không làm chói mắt hay nhấp nháy ảnh hưởng đến thị giác.

2. Đặc điểm

Các bộ phận của đèn năng lượng mặt trời

Các bộ phận của đèn năng lượng mặt trời

Đèn pha năng lượng mặt trời với ưu điểm nổi bật là tiết kiệm điện năng, đem lại hiệu quả cao về kinh tế. Bởi đèn pha năng lượng mặt trời sử nguồn năng lượng hoàn toàn từ thiên nhiên – ánh sáng mặt trời. Và cũng bởi sử dụng nguồn năng lượng hoàn toàn tự tự nhiên nên rất thân thiện với môi trường, góp phần giảm thiểu các chất thải gây ô nhiễm ra môi trường bên ngoài. Hơn nữa, đèn pha năng lượng mặt trời rất dễ lắp đặt. Bạn sẽ chẳng cần phải lo lắng về những vấn đề chập chờn nguồn điện hay ngày mưa gió sẽ mất điện ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng của đèn.

2. Những khu vực sử dụng đèn năng lượng mặt trời

1. Cửa trước

Đặt đèn NLMT tại cổng trước nhà

Đặt đèn NLMT tại cổng trước nhà

Cửa trước nhà là một vị trí mà đông đảo người tiêu dùng sử dụng để lắp đặt đèn pha năng lượng mặt trời. Nhất là với tính năng hiện đại cảm biến chuyển động và cảm biến ánh sáng. Đèn sẽ tự động phát sáng khi trời tối và sẽ tự động tắt khi cảm nhận thấy ánh sáng mặt trời vào ban ngày. Cùng với đó là cảm biến chuyển động, đèn sẽ tự động phát sáng khi cảm nhận thấy có người hoặc vật chuyển động lại gần.

Điều này không những giúp chiếu sáng cho không gian cửa trước nhà vừa bảo đảm an ninh cho ngôi nhà nữa đấy. Khi mà bạn đi về nhà vào buổi tối thì bạn có thể đi bộ an toàn đến nhà một cách dễ dàng. Và sẽ không gặp khó khăn mở khóa nhà khi không nhìn thấy. Hoặc đảm bảo an ninh cho nhà bạn hơn khi nếu có kẻ trộm hay người lạ đi vào khu vực nhà bạn thì đèn sẽ tự động bật sáng và mọi người qua đường sẽ trông thấy hay đuổi những tên trộm rời khỏi nhà bạn.

2. Xung quanh ngôi nhà

Đặt đèn NLMT tại xung quanh khu vực nhà

Đặt đèn NLMT tại xung quanh khu vực nhà

Đèn pha năng lượng mặt trời được các hộ gia đình lắp đặt xung quanh nhà hay lắp cùng camera an ninh. Nếu nhà bạn sử dụng loại camera an ninh không có tầm nhìn tốt vào ban đêm thì sử dụng đèn pha năng lượng nơi camera đang quay là một ý tưởng hay dành cho bạn. Như vậy, vừa tiết kiệm điện năng trong nhà lại vừa giúp camera ghi hình được rõ nét hơn. Nhờ đó, giúp đảm bảo an ninh cho ngôi nhà bạn.

3. Xung quanh sân sau và sân vườn

Không chỉ giúp chiếu sáng, bảo đảm an ninh cho xung quanh ngôi nhà mà bạn còn có thể kết hợp với đó sử dụng đèn pha năng lượng mặt trời như một thiết bị trang trí cho sân sau và sân vườn nhà mình. Sân sau và khu vườn thường được các gia đình trồng nhiều cây xanh, cây cảnh, đặt tượng đài, đài phun nước và những vật trang trí khác. Bạn cũng có thể lắp đặt thêm đèn pha năng lượng mặt trời dùng để chiếu sáng lối đi, không gian và đặc biệt là tạo điểm nhấn, điểm nổi bật khu vườn nhà bạn thêm lung linh vào ban đêm.

4. Bãi đỗ xe, đường lái xe và đường phố

Ngoài dùng để chiếu sáng, bảo đảm an ninh và làm trang trí cho không gian ngôi nhà thì bạn có thể sử dụng đèn pha năng lượng mặt trời cho các khu vực lớn như bãi đậu xe, đường lá xe và đường phố. Với khả năng chiếu sáng được rộng và xa thì đây là một trong những khu vực thích hợp để lắp đặt đèn pha năng lượng. Bởi ở những khu vực này yêu cầu đèn thời gian chiếu sáng lâu và có độ sáng hơn cao. Nên so với các loại đèn truyền thống khác thì đèn pha năng lượng mặt trời được đánh giá cao hơn nhiều đấy.

5. Địa điểm không có đèn

Với những vùng mà khả năng kéo lưới điện khó khăn hay không thể kết nối điện để sạc pin hay chiếu sáng. Thì sử dụng đèn pha năng lượng mặt trời là sự lựa chọn hợp lý. Những nơi như vùng núi cao, nhà kho, đường mòn trong rừng… thì sử dụng năng lượng từ mặt trời là một giải pháp duy nhất để chiếu sáng cho khu vực vào ban đêm.

 

3. Những sai lầm thường gặp khi sử dụng đèn pha năng lượng mặt trời

Đèn pha năng lượng mặt trời là một thiết bị chiếu sáng với tầm chiếu rộng và xa, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng nhìn chung thì đèn được sử dụng phổ biến để chiếu sáng an ninh, cảnh quan và các địa điểm ngoài trời.

Tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách có thể dẫn tới đèn chiếu không hiệu quả hay rằng khả năng chiếu sáng gây chói mắt.

Tránh lắp đặt sai cách và vị trí

Tránh lắp đặt sai cách và vị trí

1. Lắp đặt sai vị trí

Ở nhà để xe, đèn được lắp ở vị trí trung tâm phía trên nhà để xe, điều này sẽ chiếu sáng đường lái xe của bạn. Nhưng thay vào đó, bạn có thể gắn đèn ở mái hiên và phía sau nhà. Như vậy vừa tăng khả năng chiếu sáng được rộng khắp, phủ đều hơn và bảo vệ an ninh cho ngôi nhà bạn.

Nếu bạn lắp đặt đèn và thấy có những bóng râm lớn ở giữa các thiết bị đèn thì cho thấy rằng có thể bạn đã lắp đặt đèn cách nhau quá xe. Nên thay đổi các vị trái để đảm bảo không gian được chiếu sáng toàn bộ. Ngược lại, nếu các đèn được đặt gần nhau quá sẽ tạo ra ánh sáng chói mắt và gây lãng phí năng lượng khi không cần thiết. Vậy nên, bạn cần đặt các đèn có khoảng cách đều nhau để vừa cung cấp đủ ánh sáng cho không gian cho con đường, vỉa hè, bãi đỗ xe…

2. Quên bật công tắc đèn

Đó  là khi bạn quên bật công tắc đèn sẽ khiến việc chiếu sáng trở nên kém hiệu quả hơn. Thực tế thì việc cảm biến tự động chuyển động sẽ giúp đèn tự động mở tắt khi có vật chuyển động lại gần. Nhưng nếu bạn muốn bật đèn sớm hơn hoặc muốn tắt khi không sử dụng, không cần thiết thì có thể sử dụng chức năng mở/tắt thủ công. Và chú ý là tế bào quang điện nên được cài đặt ở những nơi có thay đổi ánh sáng tốt nhất khi mặt trời mọc và lặn.

3. Lắp đặt sai cách

Dẫu rằng, đèn pha năng lượng mặt trời khá đơn giản, việc lắp đặt cũng dễ dàng không quá phức tạp như những loại đèn truyền thống khác. Nhưng cũng đừng vì thế mà bạn chủ quan nhé. Đèn có thể chiếu sáng tối ưu và hiệu quả hay không còn phụ thuộc khá nhiều vào việc lắp đặt nữa đấy.

 

 Bạn cần chú ý những điều sau, “Moonlighting” là hiệu ứng ánh sáng chiếu xuống, đèn sẽ được đặt lên cao mô phỏng giống như các tia sáng của mặt trăng chiếu xuống vậy. “Silhouetting” là tất cả về đường viền, nơi ánh sáng được đặt lên phía dưới một vật thể. Còn “Shadowing” sử dụng hiệu ứng của tường. Nhưng mà chỉ tập trung vào một vật thể ở phía trước bức tường chứ không phải chính bức tường.

4. Sử dụng đèn pha có quá nhiều lumen

Không phải cứ chọn loại đèn pha có nhiều lumen, có độ chiếu sáng cao là thích hợp. Mà còn phụ thuộc vào nhu cầu chiếu sáng của không gian và mục đích chiếu sáng của bạn. Nếu như bạn chỉ cần làm trang trí, chiếu sáng lên cây cối để làm nổi bật thì không cần những mẫu đèn pha có quá nhiều lumen, sử dụng như vậy sẽ gây lãng phí năng lượng. Còn chiếu sáng sân, nhà để xe rộng thì bạn có thể chọn những mẫu đèn có độ chiếu sáng rộng vùng với đó là lumen cao.

Trên đây là những hướng dẫn sử dụng, những khu vực nên sử dụng và những lỗi thường gặp khi lắp đặt đèn pha năng lượng mặt trời. Mong rằng, những thông tin sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đèn pha năng lượng. Cũng như tránh được những sai lầm phổ biến khi lắp đặt đèn pha nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *