Danh mục
Hiện nay, năng lượng tái tạo đang được ứng dụng phổ biến tại các nước phát triển và đang phát triển. Khi mà các công nghệ mới tiên tiến hiện đại ngày các phát triển giúp giảm chi phí đáng kể và mở ra về một thời kỳ mới. Thời kỳ sử dụng hoàn toàn từ năng lượng sạch. Năng lượng tái tạo đang dần thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch trong ngành điện. Giúp giảm thiểu các khí thải ô nhiễm môi trường và mang đến những lợi ích tối ưu. Vậy thì năng lượng tái tạo là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguồn năng lượng tái tạo nhé.
1. Năng lượng tái tạo là gì?
Năng lượng tái tạo hay còn được gọi với cái tên là năng lượng xanh. Năng lượng sạch được tạo ra từ các nguồn liên tục trong tự nhiên. Và được xem như là vô hạn chẳng hạn như ánh sáng mặt trời, năng lượng gió, mưa hay thủy triều… Một nguyên tắc hoạt động cơ bản của quá trình biến đổi từ năng lượng tự nhiên thành nguồn năng lượng tái tạo.
Đó là sử dụng các thiết bị kỹ thuật chuyển đổi năng lượng từ tự nhiên thành nguồn năng lượng có thể sử dụng trong kỹ thuật. Ví dụ như chuyển đổi từ năng lượng ánh sáng mặt trời thành điện năng. Các quá trình này ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phát triển. Nhất là khai thác từ nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời.
2. Phân loại năng lượng tái tạo
1. Năng lượng mặt trời
Từ xa xưa, con người đã biết ứng dụng năng lượng mặt trời vào trong đời sống, sản xuất. Như sử dụng ánh sáng mặt trời để sưởi ấm, sấy khô hay trồng trọt. Ngay nay, bên cạnh những ứng dụng cơ bản ánh sáng mặt trời vào trong đời sống ra thì chúng ta đã và đang sử dụng ánh sáng mặt trời theo nhiều cách khác nhau. Như làm nóng nước, sưởi ấm ngôi nhà và tạo ra điện năng cung cấp cho các thiết bị điện – điện tử… Và nguồn năng lượng mặt trời là một giải pháp cực kì thân thiện với môi trường với hiệu suất chuyển đổi cao và nhanh.
Các tấm pin năng lượng mặt trời hay tế bào quang điện chủ yếu được làm từ silicon có khả năng chuyển đổi ánh sáng mặt trời trực tiếp thành điện năng. Và hệ thống năng lượng mặt trời này được ứng dụng rộng rãi với quy mô lớn nhỏ từ những ngôi nhà người dân đến các doanh nghiệp, cộng đồng xã hội.
Các hệ thống này giúp tạo ra nguồn điện năng dồi dào sử dụng trong các thiết bị kỹ thuật như bình nước nóng lạnh, đèn LED chiếu sáng… Tạo ra nguồn điện miễn phí mà không hề ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Không sản sinh ra các chất thải gây ô nhiễm không khí. Không tạo ra CO2 và thân thiện với môi trường xanh sạch.
2. Năng lượng gió
Năng lượng gió được ứng dụng cho các hệ thống bơm nước và tạo ra nguồn điện năng dồi dào. Bằng sự chiếu sáng từ mặt trời ở ban ngày và sự che khuất vào ban đêm đã tạo ra sự khác nhau về nhiệt độ. Từ đó, hình thành nên những cơn gió. Đặc biệt, các cơn gió thường thổi mạnh ở những vùng gần xích đạo và vùng biển. Và Việt Nam là một nước có đường bờ biển dài (hơn 3000km) nên rất thuận lợi trong việc tận dụng nguồn năng lượng gió.
Năng lượng tự nhiên gió được khai thác từ các tuabin gió – được xây dựng rất cao, với đường kính cánh gió lớn. Và sử dụng bằng cách quay các cánh quạt tuabin gió từ đó cung cấp nguồn điện năng. Các tuabin gió sẽ chuyển nguồn năng lượng tự nhiên gió thành năng lượng cơ học rồi cuối cùng sẽ chuyển thành điện năng. Mang đến một nguồn điện miễn phí, sạc và xanh với môi trường.
3. Năng lượng từ nhà máy thủy điện
Thủy điện được hiểu là một hình thức khai thác năng lượng từ dòng chảy của nước. Và con người đã biết khai thác nguồn năng lượng từ nước từ rất lâu trước đây và ứng dụng cho đến ngày nay. Năng lượng điện được thu từ việc tạo ra các dòng chảy từ sức nước làm quay tuabin và máy phát điện tại các con đập.
Khi mà áp suất được gây ra từ sức nước càng cao thì năng lượng điện sản sinh ra sẽ càng lớn. Tuy nhiên thì việc xây dựng các nhà máy thủy điện, đập thủy điện lớn gây ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên. Nên là việc tìm kiếm các nguồn nhiên liệu khác thay thế đang được ưu tiên để đảm bảo hệ sinh thái nguồn tự nhiên không bị ảnh hưởng.
4. Năng lượng sinh khối
Năng lượng sinh khối là một trong các nguồn năng lượng tái tạo sạch. Được tạo ra từ sự sống hay nguồn gốc từ thực vật. Sinh khối là vật liệu hữu cơ, có nguồn gốc từ thực vật gồm có cây trồng, gỗ thải hay cây cối. Khi mà sinh khối bị đốt cháy, năng lượng được giải phóng ở dạng nhiệt và tạo ra điện bằng tuabin hơi nước.
Năng lượng sinh khối gồm có 3 dạng là dạng rắn, lỏng và khí.
- Sinh khối rắn như gỗ (cây trồng, các bụi cây, mùn cưa…), than củi, than bùn, rác thải đã qua xử lý…
- Sinh khối dạng lỏng: Như dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu hoa cải)
- Sinh khối dạng khí: Khí Metan, Hydrogen,…
3. Ưu và nhược điểm của năng lượng tái tạo
Ưu điểm
- Là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường và ít gây ô nhiễm đến môi trường tự nhiên
- Có thể tái tạo được
- Nguồn năng lượng phong phú và đa dạng (ánh sáng mặt trời, gió, nước…)
- Được khai thác và sử dụng rộng rãi, ứng dụng phổ biến trên nhiều địa hình, khu vực khác nhau
- Sử dụng nguồn điện miễn phí
- Giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả cho các hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà máy
- Có độ bền cao, chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp
Nhược điểm
- Chi phí khai thác và sử dụng cao
- Hiệu suất hoạt động dễ bị ảnh hưởng từ các yếu tố thời tiết, thiên nhiên nên không ổn định
- Chi phí vận hành và lưu trữ năng lượng cao
- Nguồn năng lượng tái tạo khó có thể sản xuất ra một lượng điện lớn.
4. Tầm quan trọng của năng lượng tái tạo
1. Năng lượng xanh và hệ sinh thái
Cũng bởi do quá trình khai thác và sử dụng năng lượng hóa thạch (than, đá, quặng…) gây ra nhiều ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Nên là sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và cả môi trường tự nhiên. Ứng dụng nguồn năng lượng tái tạo tự nhiên mang đến nhiều lợi ích kinh tế cao và không gây nguy hại tới môi trường.
2. Thay thế cho nguồn năng lượng công nghiệp
Qua tìm hiểu, chúng ta có thể thấy rằng nguồn năng lượng tái tạo hoàn toàn từ tự nhiên giúp đem lại lợi ích kinh tế cao mà thân thiện với môi trường xung quanh. Giúp giảm thiểu chi phí điện năng và sử dụng an toàn, có tuổi thọ, độ bền cao. Vậy nên là, cùng với xu hướng phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ. Các sản phẩm từ năng lượng tự nhiên đang ngày càng được ứng dụng phổ biến. Và dần dần thay thế cho nguồn năng lượng công nghiệp.
3. Năng lượng tự nhiên sạch đáp ứng nhiều lợi ích kinh tế
Sử dụng năng lượng tái tạo ít gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Không thải ra các khí thải công nghiệp, khí C02 (gây ra hiệu ứng nhà kính) nên rất thân thiện, an toàn với môi trường. Nhất là với sự nóng lên toàn cầu hiện nay thì sử dụng nguồn năng lượng tái tạo tự nhiên hứa hẹn sẽ đem lại lợi ích cao về cả kinh tế và môi trường.
Trên đây là những thông tin tìm hiểu về nguồn năng lượng tái tạo. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguồn năng lượng tự nhiên sạch và mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc nhé.